Khám Phá

Ý nghĩa đằng sau những lá quốc kỳ của các quốc gia trên Thế giới


Cùng tìm hiểu những sự đặc biệt đằng sau những là quốc kỳ của các quốc gia trên Thế giới.

1. Hoa Kỳ


Đối với người Mỹ, quốc kỳ có một ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần. Quốc kỳ Hoa Kỳ trở thành biểu tượng của tự do, lá cờ đã nói lên sự hy sinh của biết bao thế hệ để giành lấy nền độc lập. Lá cờ đầu tiên của Hoa Kỳ gồm có 13 ngôi sao và 13 sọc tượng trưng cho 13 tiểu bang thuộc địa thời bấy giờ. Quốc kỳ Hoa Kỳ có hai phần. Một phần nhỏ ở góc trái trên cùng có hình ảnh của 50 ngôi sao trên nền màu xanh dương, tượng trưng cho 50 tiểu bang hiện tại. Phần chính gồm 7 sọc đỏ và 6 sọc trắng, tượng trưng cho 13 tiểu bang sơ khai. Ý nghĩa của ba màu xanh, trắng, đỏ trên lá cờ Hoa Kỳ vẫn không thay đổi cho đến hiện nay. Màu đỏ tượng trưng cho lòng dũng cảm và nhiệt huyết, màu trắng nói lên niềm hy vọng trong sáng, nét tinh khiết của cuộc sống và tinh thần kỷ luật, trong khi màu xanh là hiện thân của màu sắc thiên đàng, biểu tượng của Thượng đế, lòng trung thành, niềm chân thành, công lý, và chân lý. Ngôi sao, theo như biểu tượng xa xưa trong văn hóa Ấn Ðộ, Ba Tư, và Ai Cập, tượng trưng cho chủ quyền. Trên lá cờ Hoa Kỳ, mỗi một ngôi sao tượng trưng cho chủ quyền của một tiểu bang, do đó ngày nay lá cờ Mỹ gồm có 50 ngôi sao tượng trưng cho 50 tiểu bang, trong khi số sọc trên lá cờ vẫn được giữ ở con số 13, tượng trưng cho 13 tiểu bang đầu tiên của ngày lập quốc. Lễ chào cờ có ý nghĩa quan trọng cho mỗi công dân Hoa Kỳ vì nó nói lên lòng trung thành với tổ quốc.



2. Vương quốc Anh


Quốc kỳ của Vương quốc Anh là sự kết hợp của 3 lá cờ của 3 nước thành viên: quốc kỳ chữ thập Thánh Andrew bảo hộ Scotland, quốc kỳ chữ thập Thánh George bảo hộ nước Anh và quốc kỳ chữ thập Thánh Patrick bảo hộ Ireland. Khi lá cờ này ra đời, xứ Wales chưa phải là thành viên của Vương quốc Anh.

3. Cờ nước Nga


Quốc kỳ Nga là một lá cờ gồm ba dải màu nằm ngang bằng nhau, màu trắng ở trên cùng, màu xanh lam ở giữa và màu đỏ ở dưới. Lá cờ này xuất hiện từ thời Đế quốc Nga. Trong khoảng thời gian 1917-1991, nước Nga sử dụng các lá cờ màu đỏ mang các biểu tượng cộng sản. Năm 1991, Liên Xô sụp đổ, Lá cờ ba trắng-lam-đỏ lại trở thành quốc kỳ của Liên bang Nga

4. Cờ nước Úc


Quốc kì Úc có chữ Mễ (米), là hình vẽ quốc kì Anh ở góc trái phía trên, nêu rõ mối quan hệ giữa Úc và Anh. Ngôi sao bảy cánh to nhất trên lá cờ tượng trưng cho 6 tiểu bang và một khu tự trị ở phía Bắc. Năm ngôi sao màu trắng ở nửa bên phải tiêu biểu cho chòm sao Chữ Thập ở phương Nam.

Quốc kỳ Úc có thiết kế gốc được chọn vào năm 1901 từ cuộc thi trên toàn thế giới được tổ chức sau khi Liên bang được thành lập. Lá cờ này đã tung bay lần đầu ở Melbourne vào ngày 3 tháng 9 năm 1901. Một thiết kế hơi khác đã chấp thuận bởi vua Edward VII vào năm 1902. Trong vài năm sau, kích cỡ chính xác quốc kỳ này đã được thay đổi nhiều lần do cố ý hoặc nhầm lẫn. Kích cỡ như hiện nay đã được ban hành chính thức vào năm 1934, và năm 1954 lá cờ này được sắc luật Nghị viện công nhận là "Quốc kỳ Úc".

5. Cờ Brazil


Quốc kỳ Brazil có nền xanh mà trên đó một hình thoi màu vàng lớn là trung tâm. Một vòng tròn màu xanh được đặt bên trong hình thoi, với 27 ngôi sao màu trắng có kích thước khác nhau được sắp xếp trong hình dạng của chòm sao Phương Nam đại diện cho 27 bang. Một dòng chữ màu trắng cũng chạy qua các vòng tròn màu xanh, ghi khẩu hiệu của Brasil: Ordem e Progresso (Trật tự và phát triển)

Nền xanh lá cây của quốc kỳ Brazil là màu biểu tượng của vua Pedro, vị hoàng đế đầu tiên của Brazil. Màu vàng đại diện cho nữ hoàng Maria Leopoldina.

6. Cờ Canada


Quốc kỳ Canada hay còn được biết đến là Cờ Lá Phong (tiếng Anh: Maple Leaf) hay l'Unifolié (tức "lá phong" trong tiếng Pháp), là lá cờ màu đỏ tươi có hình vuông màu trắng ở giữa. Chính giữa là hình lá phong cách điệu 11 điểm màu đỏ. Nó được thông qua và dùng từ năm 1965 cho tới nay để chính thức thay cờ Liên hiệp của Anh Quốc được dùng trước đó. Phù hiệu đỏ Canada đã được chính thức sử dụng từ những năm 1890 và đã được thông qua bởi sắc lệnh của Hội Đồng "ở bất cứ nơi nào hoặc sự kiện nào cũng có thể làm phất lên một lá cờ đặc trưng của Canada"

Màu đỏ biểu tượng nước Anh và màu trắng biểu tượng hoàng gia Pháp. Giữa lá cờ chiếc lá phong, được sử dụng như biểu tượng của Canada từ năm 1700.

7. Cờ Camphuchia


Đỏ và xanh là màu truyền thống của Campuchia, còn ngôi đền màu trắng tượng trưng cho Angkor Wat. Đây là quốc kỳ duy nhất trên thế giới xuất hiện một công trình xây dựng.

8. Cờ Indonesia


Quốc kỳ Indonesia, tiếng Indonesia gọi là Sang Merah Putih, là lá cờ có hai màu đỏ và trắng tạo thành hai băng ngang bằng nhau. Băng màu đỏ ở trên, băng màu trắng ở dưới. Màu đỏ tượng trưng cho lòng dũng cảm. Màu trắng tượng trưng cho tinh thần. Tỷ lệ các chiều của lá cờ là 2:3. Quốc kỳ Indonesia khá giống quốc kỳ Ba Lan và quốc kỳ Singapore. Nó đặc biệt giống quốc kỳ Monaco ngoại trừ tỷ lệ giữa các chiều. Quốc kỳ Indonesia lấy mẫu từ quốc kỳ của đế quốc Majapahit hồi thế kỷ 13. Quốc kỳ đã được sử dụng chính thức ngay trong ngày thành lập nước của Indonesia, ngày 17 tháng 8 năm 1945. Hình thức của nó được giữ nguyên từ ngày đó đến nay.


9. Cờ Nepan


Nepal là quốc gia duy nhất trên thế giới sở hữu quốc kỳ không phải là hình chữ nhật. Hình dạng kỳ lạ của lá cờ biểu tượng cho dãy Himalaya, dãy núi cao nhất thế giới tại quốc gia này.

Màu đỏ tượng trưng cho đỗ quyên, quốc hoa của Nepal, đồng thời là ký hiệu của chiến thắng và hòa hợp. Mặt trăng tượng trưng cho sự thanh thản và thời tiết mát mẻ trên dãy Himalaya, còn mặt trời là hiện thân cho sức nóng của các khu vực thấp của Nepal.

10. Cờ Philippine


Màu xanh tượng trưng cho hòa bình và sự công bằng, màu đỏ là biểu tượng của sự dũng cảm. Các tia nắng mặt trời gợi nhắc đến 8 tỉnh đầu tiên thoát khỏi sự thống trị của Tây Ban Nha, các ngôi sao đại diện cho ba vùng địa lý lớn của đất nước: Luzon, Visayas và Mindanao.

11. Cờ Arghentina


Màu xanh nhạt và trắng đại diện cho bầu trời trong và tuyết trên dãy Andes. Mặt trời với hình mặt người được biết đến như "Mặt trời tháng 5", đại diện cho nền độc lập Argentina cũng như Inti, thần mặt trời thời Inca.

12. Cờ Ấn Độ


Quốc kỳ Cộng hòa Ấn Độ có ba màu xen kẽ nhau theo chiều ngang. Phía trên cùng là màu da cam. Ở giữ là màu trắng. Dưới cùng là màu xanh lá cây. Chính giữa cờ, trên nền màu trắng là một bánh xe màu xanh da trời. Bánh xe này tượng trưng cho bánh xe quay sợi của người Ấn Độ, do Gandhi đề nghị, với ý nghĩa độc lập tự chủ. Sau đó bánh xe mang ý nghĩa Bánh xe Dharma, là biểu tượng triết học và tôn giáo cổ đại của Ấn Độ, mà cả đạo Hindu, đạo Phật, đạo Sikh, đạo Jain đều dùng.

13. Cờ Sudan


Quốc kỳ Sudan công nhận ngày 20 Tháng Năm năm 1970, gồm ba dải ngang màu đỏ, trắng, đen theo thứ tự từ trên xuống dưới. Mé cán cờ có một hình tam giác cân màu lục.
Trước cuộc đảo chính năm 1969 khi Gaafar Nimeiry lên nắm quyền thì cờ Sudan có ba dải ngang màu lam, vàng, và lục.

Lá cờ hiện hữu có nhiều điểm tương đồng với cờ Libya vào thời kỳ 1969-1972, chỉ khác ở hình tam giác. Nó cũng hơi giống lá cờ của Palestine.

14. Cờ Triều Tiên


Dải màu đỏ lớn tượng trưng cho truyền thống cách mạng, dải màu trắng hẹp tượng trưng cho sự trong sạch, sức mạnh và phẩm giá. Còn dải màu xanh tượng trưng cho chủ quyền, hòa bình và tình hữu nghị. Ngôi sao màu đỏ trung tâm tượng trưng cho chủ nghĩa xã hội.

15. Cờ đảo Man


Đảo Man là khu tự trị phụ thuộc hoàng gia Anh, nằm giữa Great Britain và Ireland. Lá cờ của hòn đảo này khá lạ lùng, ba chân bọc giáp sắt với đinh thúc ngựa và khớp nối bằng vàng nổi bật trên nền đỏ. Biểu tượng này đã xuất hiện từ hàng ngàn năm trước và đến năm 1932 thì được sử dụng trên lá cờ của đảo Man nhưng cho tới nay người ta vẫn chưa hiểu được lý do tại sao.

16. Cờ Trung Quốc


Màu đỏ tượng trưng cuộc cách mạng, 4 ngôi sao nhỏ tượng trưng cho giai cấp công nhân, nông dân, tiểu tư sản và tư sản dân tộc. Còn ngôi sao lớn tượng trưng cho đảng Cộng sản Trung Quốc.

17. Cờ Iran


Quốc kỳ Iran có ba dải ngang bằng nhau màu xanh lá cây (ở trên đỉnh), màu trắng và đỏ. Quốc huy (một dạng cách điệu của chữ Allah) bằng màu đỏ được đặt chính giữa dải trắng: Allahu Akbar (Thượng Đế vĩ đại) bằng chữ Ả Rập màu trắng được lặp lại 11 lần dọc mép dưới dải xanh và 11 lần dọc theo mép trên của dải đỏ, tổng cộng là 22 lần để thể hiện ngày 22 tháng Bahman trong lịch Ba Tư (11 tháng 2 năm 1979), ngày chiến thắng Cách mạng Hồi giáo Iran.



18. Mông Cổ


Quốc kì Mông Cổ có ba sọc đứng đỏ - xanh dương - đỏ. Màu đỏ và xanh dương là hai màu truyền thống của dân tộc Mông Cổ, được sửng dụng rộng rãi trong trang phục hay lễ hội. Theo quan đỉểm của họ màu đỏ biểu trưng cho thắng lợi và sự vui vẻ, màu xanh dương biểu trưng cho sự trung thành. Bên cạnh đó, hình vẽ màu vàng ở góc trái tượng trưng cho độc lập tự do của dân tộc. Quốc kỳ của Mông Cổ hiện nay đã được chọn dùng vào ngày 12 tháng 2 năm 1992. Lá cờ này giống như lá cờ năm 1949, trừ việc loại bỏ ngôi sao xã hội chủ nghĩa.

19. Cờ Mexico


Quốc kỳ México là một lá cờ gồm ba dải màu bằng nhau nằm dọc lần lượt từ cán sang đuôi là xanh lá cây, trắng và đỏ với hình quốc huy của México ở giữa lá cờ. Hình dạng quốc kỳ México xuất hiện sau khi nước này giành độc lập từ nước Tây Ban Nha sau cuộc Chiến tranh giành độc lập Mexico năm 1821. Lá cờ chính thức hiện nay được phê chuẩn sử dụng từ năm 1968 và luật về quốc kỳ, quốc huy và quốc ca được công bố năm 1984, mặc dù thiết kế hình ảnh của lá cờ đã xuất hiện sớm trước đó nhiều. Tính đến nay, quốc kỳ Mexico đã có 4 lần sửa lại, chủ yếu là vì những thay đổi quốc huy México và thay đổi tỉ lệ của lá cờ.

Nhìn phớt qua, quốc kỳ của México trông có phần tương tự như quốc kỳ Ý vì cả hai lá cờ đều có cùng ba màu xanh lá cây, trắng và đỏ. Tuy nhiên quốc kỳ Ý có tỉ lệ chiều rộng đối với chiều dài là 2:3 trong khi quốc kỳ của Mexico có tỉ lệ 4:7. Ba màu sắc trên lá cờ của México tượng trưng cho màu của quân đội giải phóng Mexico trong cuộc chiến tranh giành độc lập. Còn hình ảnh quốc huy trên lá cờ thì dựa theo một truyền thuyết cổ của người Aztec. Đó là hình ảnh một con chim đại bàng quắp theo một con rắn đậu trên cành cây xương rồng mọc trên một mỏm đá gần hồ nước. Một vị thần của người Aztec đã mách cho người dân bộ tộc này nếu thấy con đại bàng mang theo con rắn đậu xuống nơi nào thì đó chính là nơi để họ xây dựng kinh đô mới, tức kinh đô Tenochtítlan, nay chính là Thành phố México - thủ đô của đất nước này.

20. Saudi Arabia


Quốc kỳ Saudi Arabia (tiếng Ả Rập: علم المملكة العربية السعودية) có nền xanh lá cây, trên quốc kỳ có viết một câu danh ngôn Đạo Hồi: “không có thượng đế nào mà chỉ có Allah la Đấng duy nhất và Mohammed là thiên sứ củaAllah” phản ánh Saudi Arabia là nơi xuất phát và phát triển mạnh mẽ của Đạo Hồi, tin tưởng thánh Allah là vị thần chân thật duy nhất và mỗi ngày đều hướng đến Mecca. Phía dưới câu danh ngôn trên là hình ảnh một cây dao bằng ngọc màu trắng, tượng trưng cho thánh chiến và tự vệ. Quốc kỳ của Ả Rập Saudi được chính phủ Ả Rập Saudi chọn dùng vào ngày 15 tháng 3 năm 1973.

21. Cờ Algeria


Quốc kỳ của Algérie (tiếng Ả Rập:علم الجزائر, tiếng Pháp: Drapeau de l'Algérie) gồm hình trăng lưỡi liềm và ngôi sao màu đỏ trên nền xanh và trắng. Trăng lưỡi liềm và ngôi sao là dấu hiệu của các nước Hồi giáo. Màu lục trên nền cờ tượng trưng cho sự hy vọng. Màu trắng biểu thị sự thuần khiết và hòa bình. Màu đỏ của trăng lưỡi liềm và ngôi sao tượng trưng cho tinh thần cách mạng và hiến thân.
Quốc kỳ này đã được chọn dùng ngày 3 tháng 7 năm 1962. Một phiên bản tương tự đã được sử dụng bởi chính phủ Algérie lưu vong từ năm 1958 đến năm 1962.

22. Cờ Bhutan


Rồng được nhiều quốc gia ở Châu Á chọn làm linh vật, nhưng Bhutan nằm trong số ít các quốc gia có lá cờ mang hình loài vật thiêng liêng này. Trên cờ của quốc gia này là hình con rồng màu trắng với 4 chân quắp 4 viên ngọc quý tượng trưng cho sự thịnh vượng của đất nước, miệng gầm gừ biểu thị cam kết của các thần linh về việc bảo hộ Bhutan. Màu trắng này tượng trưng cho sự thanh khiết của những tư tưởng nội tâm và sự đoàn kết dân tộc. Nền vàng và đỏ tượng trưng cho truyền thống dân gian và phật giáo tại Bhutan.

23. Mozambique


Trên quốc kỳ của Mozambique có hình ảnh súng trường AK-47 và chiếc cuốc tượng trưng cho an ninh quốc phòng và nền nông nghiệp của quốc gia này. Cuốn sách mở tượng trưng cho tầm quan trọng của giáo dục. Đây là một trong hai nước trên thế giới để hình ảnh vũ khí trên quốc kỳ, nước còn lại là Guatemala.

24. Nước Áo


Lá quốc kỳ của nước Áo là lá quốc kỳ lâu đời thứ hai trên thế giới được thiết kế năm 1230 bởi Công tước Leopold V. Theo truyền thuyết, sau một trận chiến, chiếc áo trắng của Leopold bị nhuộm đỏ bởi máu. Nhưng khi ông cởi đai ra để lộ phần dưới áo trắng không bị vấy máu, và ông đã nảy ra ý tưởng thiết kế lá cờ.

25. Cờ Ethiopia


Màu xanh tượng trưng hy vọng và đất đai màu mỡ. Màu vàng tượng trưng cho công lý và hòa hợp. Màu đỏ tượng trưng cho sự hy sinh và chủ nghĩa anh hùng trong việc bảo vệ đất đai. Hình tròn trung tâm được thêm vào năm 1996, tượng trưng cho hòa bình, đoàn kết và bình đẳng của các dân tộc ở Ethiopia.



26. Cờ Hàn Quốc


Quốc kỳ của Hàn Quốc được gọi là Taegukgi. Màu trắng là màu truyền thống của quốc gia này, đại diện cho hòa bình và sự trong sạch. Màu đỏ và xanh tượng trưng cho các lực lượng xấu và tốt trong vũ trụ, hay còn gọi là âm và dương. 4 góc là 4 thẻ bài bát quái thể hiện các nguyên tắc vận động và hài hòa như 4 mùa, 4 hướng...

27. Cờ Vatican


Màu vàng tượng trưng cho sức mạnh tinh thần của Giáo hoàng, và màu trắng đại diện cho sức mạnh vật chất của người. Ở giữa phần trắng là huy hiệu của Tòa thánh gồm vương miện 3 tầng và hai chìa khóa thánh gác chéo.

No comments

page contents